Scan 3D và những ứng dụng thực tế

| Tin sản phẩm
316
Scan 3D và những ứng dụng thực tế
  • Công nghệ scan 3D là gì?

Công nghệ Quét 3D là một quá trình phân tích một đối tượng từ thế giới thực, để thu thập tất cả dữ liệu nhằm tạo lại hình dạng và biên dạng của nó, bằng kỹ thuật số. Nhờ quá trình này, đối tượng có thể trở thành mô hình 3D, có thể giúp bạn làm cơ sở cho dự án 3D mà bạn sắp phát triển,dữ liệu 3d đó có thể sử dụng cho thiết kế, phân tích hoặc mô phỏng ý tưởng hoặc in 3d…
Có thể bạn không biết, nhưng có nhiều cách khác nhau để số hóa một vật thể. Hiện nay có các công nghệ scan 3d phổ biến:

Công nghệ scan 3d sử dụng tia laser
Công nghệ Quét 3D bằng laser chắc chắn là công nghệ quét 3D phổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Số hóa vật thể bằng ánh sáng laser để thu được vật thể dưới dạng 3D . Công nghệ này có thể tạo ra các vật thể có độ chính xác rất cao. 

 
 

Công nghệ scan 3d bằng photogrametry

Photogrammetry là quá trình chụp nhiều bức ảnh của một đối tượng từ nhiều hướng khác nhau và ghép chúng lại với nhau để tạo ra một mô hình 3D. Một máy ảnh kỹ thuật số tiêu chuẩn có thể được sử dụng với phần mềm cụ thể phát hiện các mẫu chồng chéo để xây dựng bản tái tạo 3D của đối tượng được chụp.
Bằng cách so sánh màu sắc pixel và xác định điểm neo, phần mềm photogrammetry  đánh giá và tạo mô hình 3D của nhiều đối tượng

 

Công nghệ quét 3d sử dụng ánh sáng cấu trúc

Với phương pháp Quét ánh sáng có cấu trúc này, một trong những vị trí camera được sử dụng trong các phương pháp quét trước đây thực sự được thay thế bằng một máy chiếu chiếu các dạng ánh sáng khác nhau lên bề mặt của một vật thể. Cách các đối tượng làm biến dạng các mẫu này được ghi lại, cho phép tạo ra bản quét 3D.

Quá trình quét ánh sáng có cấu trúc được sử dụng trong công nghệ nhận dạng khuôn mặt hoặc môi trường
 

Lợi ích của công nghệ quét 3D

Quét 3D thường sử dụng 2 công nghệ nguồn sáng chính, bao gồm: Tia laser và ánh sáng cấu trúc. Tỷ lệ chính xác của sản phẩm có thể đạt tới 1:1. Kỹ thuật scan này mang đến cho người dùng vô vàn lợi ích. Nổi bật có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm thời gian trong giai đoạn thiết kế: Với công nghệ scan 3D, bạn có thể thiết kế ngược một đối tượng mới một cách hoàn hảo nhờ khả năng quét ánh sáng cấu trúc 3 chiều. Thiết bị quét có thể đi vào mọi ngóc ngách của sản phẩm hiện có. Đồng thời cung cấp kích thước chính xác của không gian. Chưa kể, máy quét 3D cũng tiết kiệm thời gian khi phải thay đổi thiết kế hiện tại. So với tính toán bằng tay, thiết bị này làm việc nhanh hơn rất nhiều
  • Đẩy nhanh quá trình tạo mẫu:  Lợi thế của công nghệ quét 3D chính là khả năng sao chép biên dạng, kích thước vật mẫu. Từ dữ liệu 3D người ta có thể dùng để làm chuẩn lắp ghép, chức năng. Căn cứ vào đó tiếp tục thực hiện cải tiến thiết kế nhằm giảm chi phí sản xuất. Chưa kể, sản phẩm mới cũng sẽ đảm bảo về độ chính xác. Đồng thời tăng hiệu quả hơn so với mẫu mã cũ.
  •  Kiểm soát chất lượng nhanh chóng và toàn diện: Công nghệ quét 3D có thể phát hiện thành phần vật liệu, khối lượng vật thể. Trong sản xuất nó cho phép kiểm soát chất lượng thiết kế, quy mô và độ ổn định của sản phẩm với độ chính xác đến từng milimet. Tính năng quét 3D còn giúp bạn kiểm tra toàn bộ hình dạng của mẫu vật được chế tạo với thiết kế CAD ban đầu. Đồng thời tìm ra độ lệch ngay lập tức bằng cách hiển thị dữ liệu trong bản đồ màu độ lệch toàn bộ 3D.
  • Khả năng tái sản xuất các bộ phận mà không cần CADKhi cần tái sản xuất một bộ phận vật thể, thiết bị scan 3D có thể tạo ra các bản sao chính xác. Bạn không cần sử dụng tới phần mềm thiết kế hỗ trợ máy tính (CAD) cho công đoạn này. Thay vào đó, người dùng chỉ cần quét một phần cũ và sử dụng phần mềm Reverse Engineering để tạo một mô hình CAD. Ngoài ra, công nghệ 3D còn dễ dàng so sánh nguyên mẫu mới được tạo ra với bản quét của phần cũ để kiểm tra độ chính xác.
  • Dễ dàng so sánh kiểu dáng với sản phẩm sản xuất: Một ưu điểm khác của công nghệ scan 3D là khả năng so sánh mô hình được thiết kế với thực tế. Không chỉ nhằm kiểm soát chất lượng, việc này đảm bảo sản phẩm được sản xuất sẽ phù hợp khi cần thiết

Ứng dụng của công nghệ scan 3D:

Công nghệ scan 3D xuất hiện tại Việt Nam không lâu trước đây. Đến hiện tại nó được nhiều doanh nghiệp quy mô lớn ứng dụng vào sản xuất và nhận được những lợi ích không tưởng. Theo đó, một số ngành nghề, lĩnh vực sử dụng kỹ thuật này như: 

  • Hoạt động sản xuất, kỹ thuật: Với sự cạnh tranh ngày càng cao của thị trường, việc công ty phải liên tục thay đổi hình thức, thu hút sự chú ý của khách hàng là điều quan trọng. Chính việc ứng dụng công nghệ scan 3D sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, thời gian. 
     


  • Công nghệ scan 3D trong lĩnh vực y tếCông nghệ scan 3D đã gây nhiều bất ngờ lớn khi ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Theo đó, thiết bị này có khả năng sao chụp, mô phỏng từng bộ phận cơ thể người. Nó thể hiện chi tiết, trực quan so với tranh ảnh. Chính vì thế, việc sản xuất các vật phẩm y tế như chân tay giả, răng giả trở nên đơn giản. Bên cạnh đó, kỹ thuật kể trên còn giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

     

  • Kiến trúc: Với sự phát triển của công nghệ scan 3D,người ta có thế số hóa cả một tóa nhà, một cây cây hay thậm chí cả một thành phố chỉ bằng 1 máy quét 3d . Hiện nay tại việt nam việc số hóa các tòa nhà cổ, các di tích kiến trúc phục vụ cho việc bảo tồn và sửa chữa đang được ứng dụng rất rộng dãi

 

  • Kĩ thuật sản xuất:  Đây có lẽ là nghành nghề ứng dụng công nghệ scan 3d một cách rõ rệt nhất. Máy quét 3d được sử dụng trước, trong và sau quá trình gia công sản phẩm. Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ quét 3d cho việc kiểm soát và đẩy nhanh quá trình sản xuất, giảm thiểu thời gian cũng như sai hỏng trong quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp lớn nhự Vinfast, Huyndai, Thaco đều đã ứng dụng công nghệ quét 3d.

 

Scan 3D

Bình luận