Tổng quan về máy in laser: Cấu tạo, tính năng, quy trình hoạt động

| Tin tức
73262
Tổng quan về máy in laser: Cấu tạo, tính năng, quy trình hoạt động

1. Khái niệm về máy in laser

  • Máy in sử dụng công nghệ laser là các máy in dùng in ra giấy, hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia laser để chiếu lên một trống từ, trống từ quay qua ống mực (có tính chất từ) để mực hút vào trống, giấy chuyển động qua trống và mực được bám vào giấy, công đoạn cuối cùng là sấy khô mực để mực bám chặt vào giấy trước khi ra ngoài.
  • Máy in laser có tốc độ in thường cao hơn các loại máy in khác, chi phí cho mỗi bản in thường tương đối thấp.
  • Máy in laser có thể in đơn sắc (đen trắng) hoặc in màu.
 

2. Tính năng cơ bản của máy in laser

  • Tốc độ in: Các máy in laser hiện nay có tốc độ in trung bình khá cao, từ 20 - 60 trang A4/phút hoặc hơn đối với các máy in chuyên dụng. Trong các thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy ngày nay nhiều nhà sản xuất đã cố gắng đưa ra con số tốc độ cao nhất hợp lý hơn so với thực tế, không xa vời lắm như trước đây, nếu bạn điều chỉnh đúng thông số và ứng dụng đúng cách – mặc dù điều này không phải lúc nào cũng chính xác - đây thường là tốc độ in ở độ phân giải trung bình.
  • Độ phân giải: Đối với các máy in laser, hiện chưa có sự đổi mới đáng kể trong công nghệ, độ phân giải thông dụng vẫn là 600x600 dpi hoặc 1200x1200 dpi, bất kể in laser đơn sắc hay màu. Độ phân giải lớn thực sự quan trọng đối với các máy in phun, còn ở máy in laser đơn sắc hoặc màu thì với 600 hay 1200 dpi là đã quá tuyệt vời. 
  • Chất lượng in: Nếu dùng để in văn bản đơn sắc thông thường thì không gì khác hơn ngoài máy in laser đáp ứng được nhu cầu của bạn. Văn bản đẹp, chữ sắc nét, tốc độ nhanh.
  • Chi phí in: Đứng đầu về 'kinh tế' thường vẫn là in laser vì chi phí cho bản in thấp. Tuy nhiên giá mua mới của một hộp mực laser khá cao, lên đến cả trăm USD là chuyện thường. Các nhà sản xuất cho biết, thường thì một toner mực in laser có thể in đến cả ngàn trang với diện tích phủ mực tương đối. Máy in laser có đặc điểm rất 'dễ chịu' với các loại giấy. Vì vậy tính ra chi phí cho mỗi bản in rất thấp, chỉ khoảng vài trăm đồng/trang A4. Đối với máy in laser màu, chi phí sẽ cao hơn đôi chút
  • Các tính năng phụ: Đối với văn phòng cần tốc độ thì việc có một khay chứa nhiều giấy, in hai mặt tự động, có chế độ tiết kiệm mực của một máy in laser là điều rất đáng cân nhắc. Ngoài ra máy in laser có bộ xử lý mạnh, bộ nhớ cơ bản lớn, khả năng in mạng, 'tuổi thọ' của hộp mực và trống in cao là lợi thế rất lớn.

3. Cấu tạo của máy in laser

Máy in laser có cấu tạo gồm 6 phần cơ bản: 
  • Khối nguồn: Cung cấp nguồn điện cho máy in.
  • Khối điều khiển: là mạch điện tử dùng điều khiển hoạt động của máy in như nhận lệnh in và ra lệnh cho các bộ phận khác hoạt động, kiểm soát lỗi phát sinh đồng thời phát ra thông báo lỗi.
  • Khối cơ: là các bánh xe, trục lăng,... dùng để lấy giấy  và vận chuyển giấy.
  • Khối data: nơi lưu tiếp nhận và sử lý lệnh in từ máy tính.
  • Khối quang: là bộ phận sử lý hình ảnh gồm có bộ phận phát ra tia laser và drum
  • khối Sấy: nung chảy và sấy khô mực in.
  Ngoài ra, máy in laser còn có những bộ phận sau:
  • Tonner Hopper- Hộp mực in: Chứa mực để in lên tờ giấy.
  • Laser unit -  tia laser:  thiết bị phát ra tia sáng laser chiếu vào Drum.
  • Photoreceptor Drum Assembly: được gọi ngắn gọn là Drum, Tia laser sẽ vẽ hình ảnh, chữ lưu trên drum. mực in sẽ dính vào drum nơi có tia laser vẽ lên tạo thành hình ảnh dưới dạng mực in. Khi giấy in chạy qua đây thì mực in sẽ dính qua tờ giấy.
  • Fuser - Lô sấy: Lô sấy còn trục sấy. Fuser nghĩa tiếng anh là "làm chảy ra". Ở đây Fuser là thiết bị dùng để nun nóng mực in, mực in sau khi bị làm nóng sẽ dính chặc vào tờ giấy in.
 

4. Quy trình hoạt động của máy in laser:

  • Cách hoạt động của máy in laser :
    • Máy in lấy giấy chứa trong Paper Tray
    • Mực in bám vào giấy khi đi ngang drum
    • Làm nóng mực in để mực in chảy ra và bám chặc vào giấy in.
    • Giấy in chạy ra ngoài Paper Exit
  • Giới thiệu quy trình in của máy in laser: Qui trình in của một máy in laser bắt đầu từ bộ nguồn phát là diode laser. Chùm tia laser phát ra được hướng xuyên qua một hệ thống các thấu kính hội tụ và gương để sau cùng đập vào mặt trống in. Vùng trên trống tiếp nhận tia laser sẽ trở thành một ảnh điện. Tia laser sẽ liên tục phát, rồi tắt khi nó quét trên mặt trống. Tần số chớp tắt này của tia laser được gọi tên là “chấm trên inch” (dots per inch- dpi), cũng chính là thông số quyết định độ phân giải cho trang in ( dpi càng cao, chất lượng trang in càng đẹp).
  • Qui trình in được chia ra làm 6 bước :
    • Làm sạch: Là công đoạn làm sạch trống in đề tiếp nhận ảnh, do hai lưỡi dao, một để cạo sạch các mực thừa còn dính trên trống, lưỡi thứ hai thu các mực thừa này vào ngăn chứa. Khi các bộ phận này bị hao mòn , hư hỏng do sử dụng, thì trang in bắt đầu phát sinh trục trặc : các sọc dọc trang in, lem, bóng ma, trang in bị hạt tiêu li ti.
    • Tích điện: sau khi trống được được làm sạch, nó sẽ được tích điện để nhận ảnh từ tia laser. Một rulô tích điện sơ cấp (PCR) sẽ tì sát vào trống, ion-hoá không khí, tạo điều kiện cho nguồn điện âm, một chiều, tích lên trống. Nếu điện tích âm này không đồng nhất, không đủ điện áp, thì mực in sẽ bị hút đến những nơi không mong muốn, hoặc không đến được những nơi mong muốn.
    • Chép: Trong công đoạn chép, tia laser sẽ làm phóng thích điện tích âm, một chiều trên trống, tạo ra một ảnh ẩn. Chính ảnh ẩn có điện áp thấp này ( -130V) sẽ tạo lực hút mực in.
    • Rửa ảnh: ảnh ẩn này sẽ được “rửa” để thành một ảnh có thể nhìn thấy. Mực in được hút về rulô rửa ảnh hoặc bằng nam châm trong, ( công nghệ của Canon, HP) hay bằng phóng tĩnh điện ( công nghệ Lexmark).
    • Chuyển ảnh lên giấy: Đến đây ảnh trên trống in được chuyển sang trang giấy khi nó áp lên trống. Giấy được áp một điện tích dương từ phía sau lưng, sẽ hút mực từ trống sang. Nếu điện tích yếu bản in sẽ mờ nhạt, đồng thời tạo ra nhiều mực thừa.
    • a.
    •  Định hình: Còn gọi là “nung chảy” là giai đoạn làm mực bám chặt vĩnh viễn vào giấy bằng nhiệt. Một roulô nhiệt tạo nhiệt độ đến 180oC làm nung chảy các hạt mực để nó bám chết vào giấy.
 

5. Những ưu nhược điểm của máy in laser

Ưu điểm:
  • Tốc độ in nhanh vào khoảng 20-50 trang in đen trắng/phút và ~30 trang in màu/phút. Với một số dòng máy chuyên dụng có thể lên đến ~60, 70 trang/phút.
  • Cho bản in hoàn hảo đối với màu đen đơn sắc, xử lý phông chữ nhỏ rất tốt.
  • Máy in laser được thiết kế phù hớp với việc in ấn số lượng lớn.
  • Chi phí cho một trang in thấp. 
  • Hộp mực máy in laser cũng có thể nạp mực lại rất nhiều lần giảm chỉ phí của bản in xuống thấp nhất.
Nhược điểm:
  • Thời gian khởi động và cho ra in trang đầu khá tốn thời gian (thường là 5-10 giây tùy từng máy)
  • Tuy chi phí mực rẻ hơn khi sử dụng thời gian dài nhưng chi phí ban đầu là khá cao. Để tiết kiệm chi phí in ấn thì Thuê máy in là giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
  • Bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu bị rò rỉ mực.
  • Máy in laser khá hạn chế trong việc xử lý giấy. Bất cứ điều gì nhạy cảm với nhiệt điều không thể chạy qua được.
  • Máy in laser chỉ xử lý những văn bản đơn giản, còn hình ảnh mịn màng là một thách thức. 
  • Máy in laser thường lớn và nặng hơn những loại máy in khác.
---------------------------------------
VIETBIS - đơn vị hàng đầu về dịch vụ máy văn phòng. Chúng tôi cung cấp giải pháp văn phòng, số hóa tài liệu tiết kiệm chi phí cho hàng chục ngàn doanh nghiệp:
Hotline: 024 7303 1068 / 089 6688 636

Sản phẩm liên quan


Bình luận